Giỏ hàng

Du học Nhật Bản và những điều cần tránh

Tại các nước Châu Á, Nhật bản là một trong những đất nước có nền văn hóa phong phú. Nhưng song song đó Nhật bản cũng được mệnh danh là một đất nước có sự kỉ luật và nề nếp cao bậc nhất. Vậy thì khi sống ở Nhật, chúng ta cần lưu ý những gì để không vướng phải những rắc rối không mong muốn? Hãy cùng mình tìm hiểu sau đây nhé.

1.Văn hóa phân loại rác

Điều đầu tiên đó là việc phân loại rác sinh hoạt. Còn nhớ lần đầu tiên đến Nhật, ấn tượng ban đầu là đường phố ở Nhật rất sạch và đẹp. Tuy nhiên mình lại chẳng thấy quá nhiều thùng rác công cộng ngoại trừ những bải rác cá nhân của các chung cư cao tầng. Có những câu nói lan truyền rằng “người nhật mang rác về nhà “, vậy thực hư là như thế nào?

 

Thật ra, rác sinh hoạt không được cho vào cùng một túi và vứt ra như những quốc gia khác. Ở Nhật, mọi người dân được giáo dục từ nhỏ rằng phải phân chia từng loại rác khác nhau và vứt chúng theo ngày qui định. Cũng chính vì thế mà ở Nhật hầu như không nhìn thấy các thùng rác công cộng ngoài trừ các nhà ga lớn, cho nên người Nhật nếu như có rác khi đang đi ngoài đường, họ hay có xu hướng mang về nhà và vứt chúng vào thùng rác cá nhân. Chính vì thế mà Nhật Bản luôn nằm trong top những đất sạch đẹp nhất Châu Á phải không nào.

Vậy nếu bắt gặp thùng rác trên đường thì bạn có được vứt rác vào đó không?

Câu trả lời là không. Mình không có câu trả lời rằng tại sao không được, nhưng lỡ như bạn bị camera ở đó quay trúng và có thể bị mời lên đồn trò chuyện cùng cảnh sát đó. ^^ Trong trường hợp này, bạn hãy tìm xung quanh xem có cửa hàng tiện lợi nào hay không, nếu quá vội bạn cũng thể vứt ở đó. Hoặc nếu di chuyển bằng tàu điện thì bạn cũng có thể tìm các thùng rác đã được phân chia theo loại và vứt nhé.

Đối với những loại rác to hơn như đồ da dụng, tủ, kệ v.v thì nên tìm hiểu cách vứt trên internet hoặc hỏi từ thầy cô và senpai nhé. Cứ thế mà vứt ra đường là lại được cảnh sát ghé thăm đó. Đối với những loại rác lớn này, phải mua những loại tem đặc thù với giá qui định của chính phủ thì mới được xử lí chúng. Trước hết cần phải đăng kí xử lí rác thải thông qua trang web của chính phủ, sau đó bạn chỉ cần mua tem ở các cửa hàng tiện lợi là được. Lưu ý là giá tiền của tem phải tương ứng với kích cỡ của rác nhé. Trong trường hợp không tướng thích thì rác của bạn sẽ không được xử lí đâu đó.

\

2. Văn hóa tham gia giao thông

Hầu như phương tiện giao thông chủ yếu của du học sinh là xe đạp. Ở Việt Nam xe đạp được xem như một phương tiện có thể được ưu tiên trong một số trường hợp như đèn đỏ chả hạn. Thế nhưng ở Nhật hoàn toàn khác nhé, kể cả là xe đạp mà vượt đèn đỏ thì cũng xẽ bị cảnh sát tấp vào lề như bình thường. Trường hợp vi phạm nhiều lần có thể sẽ bị phạt, nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến việc gia hạn tư cách lưu trú cả chính bạn. Và lưu ý là không được chở thêm người phía sau, dù là tham gia giao thông bằng xe đạp các bạn nhé, điều này cũng được cho là vi phạm pháp luật. Khi sang Nhật, nhà trường sẽ có những buổi phổ cập về luật tham gia giao thông, các bạn chú ý và nhớ kĩ nhé.

3. Văn hóa trong công việc

Người Nhật rất quan trọng về chất lượng trong công việc. Chính vì thế mà mọi sản phẩm hay dịch vụ người Nhật làm ra luôn đảm bảo về chất lượng. Để đảm bảo được chất lượng trong công việc như vậy, người Nhật đã rèn luyện cho bản thân rất nhiều trong văn hóa làm việc.

Tuân thủ thời gian

Việc tuân thủ thời gian là bước đệm đầu tiên để công việc trở nên thuận lợi đúng qui trình. Việc bạn đúng giờ còn ảnh hưởng đến phần nào ấn tượng và phong cách làm việc hiệu quả của bạn, tạo thiện cảm và niềm tin khi được cùng làm việc với người tuân thủ qui tắc về thời gian.

Qui tắc 5s

Nguyên tắt 5S có nguồn gốc từ Nhật Bản và được áp dụng thành công ở nhiều công ty trên thế giới. Quy tắc 5s là một công cụ quan trọng, không thể thiếu trong bất kỳ một tổ chức nào muốn hướng đến mô hình đẳng cấp thế giới.

4. Văn hóa giao tiếp,ứng xử

Giao tiếp

Cúi chào trong văn hóa của người Nhật là thể hiện lòng kính trọng của mình đối với mọi người. Theo quy định đó thì người lớn tuổi là người trên của người ít tuổi. Nam là người trên đối với nữ. Thầy là người trên (không phụ thuộc vào tuổi tác, hoàn cảnh), khách là người trên….Còn đối với bạn bè mà khoảng cách tuổi tác của họ cách xa. Hoặc họ đang ở những nơi công cộng, trang nghiêm thì sẽ cúi chào.

 

Ở Nhật, có rất nhiều từ, cụm từ mang ý nghĩa xin lỗi. Xin lỗi lịch sự, xin lỗi vì vấn đề nghiêm trọng, xin lỗi với thái độ hối lỗi, xin lỗi vì muốn khiêm nhường, xin lỗi nguyên câu, hoặc xin lỗi dạng lược bớt khi trong mối quan hệ thân mật…

Điều đầu tiên dễ nhận thấy nhất là người Nhật thường xuyên sử dụng những lời “cảm ơn”, “xin lỗi”. Điều này gây không ít bất ngờ, thậm chí khó hiểu cho những ai lần đầu tiên đến Nhật.

Nơi công cộng

Khi lên tàu, xe bus hãy chờ cho những người xuống tàu/xe ra hết rồi mới lên.Hạn chế tối đa việc nói chuyện điện thoại. Nếu không có cách nào khác hãy cố gắng nói nhỏ.Khi ở những nơi mua sắm như cửa hàng, siêu thị thì hãy nhớ chú ý đến việc xếp hàng bạn nhé.

 

Kết:

Văn hóa giao tiếp của người Nhật có một chút “khắt khe” hơn so với văn hóa của người Việt đúng không nào?

Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên phải giao tiếp với người Nhật trong môi trường làm việc hay khi bạn đặt chân đến Nhật Bản, việc am hiểu những văn hóa này sẽ giúp bạn có cách ứng xử phù hợp khi giao tiếp với người Nhật.

Trên đây là những văn hóa và những điều tiêu biêu cần lưu ý khi sống ở Nhật. Tất nhiên vẫn còn rất nhiều qui tắc khác nữa khi bạn trải nghiệm thực tế trong cuộc sống đời thường ở Nhật.

 

Công ty cổ phần Seishin thành phố Hồ Chí Minh

Chuyên đào tạo Nhật ngữ, tư vấn du học và việc làm tại Nhật

Địa chỉ: 154 Phạm Văn Chiêu, Phường 9, Quận Gò Vấp, TP. HCM

Website: www.seishin.vn

Hotline: Anh Lê Tuấn  - 038 683 2699